
Bánh mì làm từ gì? Cách làm bánh mì thơm ngon, nóng hổi vừa thổi vừa ăn
Bánh mì là một món ăn thân quen với mỗi người dân Việt Nam. Không những để ăn sáng, bánh mì còn được dùng để ăn trưa, ăn tối hay ăn chơi. Vậy bánh mì được là từ nguyên liệu gì? Và cách làm bánh mì như thế nào?
Hãy cùng Cokhiquanghuy.com khám phá nhé!
>>> Tham khảo ngay xe bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ hàng chính hãng, giá rẻ bao toàn miền Bắc của Quang Huy nếu bạn có ý định kinh doanh bánh mì nhé!
I.Bánh mì làm từ gì?
Nước có thể được thay bằng sữa.
Bột mỳ có thể là bột mỳ nguyên cám, bột mỳ trắng, bột mỳ đem, bột mỳ đen pha lẫn với bột mỳ trắng. Nói chung tùy theo mỗi loại bánh mỳ mà sẽ có những nguyên liệu cụ thể khác nhau.
Tiện thể, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm loại bánh mỳ truyền thống, thường dùng để làm bánh mỳ kẹp luôn nhé!

II.Cách làm bánh mỳ
1.Nguyên liệu
-
Bột mì 300g
-
Bơ 20g
-
Men nở 8g
-
Đường trắng 15g
-
Muối 4g
-
Nước
-
Dầu ăn
2.Cách làm
Bước 2: Trộn đều bột mỳ, đường, muối vào 1 cái bát to. Sau đó đổ hỗn hợp men nở đã pha ở bước 1 vào cùng và trộn đều cho đến khi thành một hỗn hợp bột mền, mịn.
Bước 3: Cho bơ vào và tiếp tục nhào đều bột cho đến khi bột mịn, các nguyên liệu trộn đều vào nhau. Rắc 1 ít bột mì khô ra bàn, lấy bột đã trộn ở trong bát đặt lên chỗ bột mì khô, nhào tiếp cho đến khi bột không còn dính tay.

Trộn bơ, dầu với phần bột
Bước 4: Vo tròn khối bột, xoa 1 ít dầu ăn lên, đặt khối bột vào bát, đậy kín, ủ bột trong 1 tiếng.
Bước 5: Sau khi ủ bột sẽ nở ra gấp khoảng 3 lần lúc đầu. Rắc bột mì khô lên bàn, lấy khối bột ra, tiếp tục nhào bột lần 2 trong khoảng 5 – 7 phút.
Bước 6: Sau khi nhào bột, thì tiến hành ủ bột lần 2 cũng trong 1 tiếng. Bột sau khi ủ lần 2 sẽ nở ra, sợi bột dai, có thớ.
Bước 7: Rắc 1 ít bột khô ra bàn, bỏ khối bột ra nhào cho đến khi vỡ hết bột khí. Chia bột thành những khối bột bằng nhau (độ lớn của khối bột do bạn tự quyết định nhé, thích ăn bánh to thì chia khối bột to, thích bánh nhỏ thì chia khối bột nhỏ).

Ủ bột bánh mì

Khi bột nở hết cỡ sau thời gian ủ
Bước 8: Vo tròn từng khối bột nhỏ, đặt bột lên bàn và cán mỏng ra, sau đó dùng ngón tay; cuộn tròn bột lại, vừa cuộn vừa mím miếng bột lại cho đến hết, sau cùng ấn nhé 2 đầu bột để mép bột dính vào nhau. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột.

Cán bột sau đó nặn bánh
Bước 10: Sau khi đã ủ bột, rạch nhẹ 1 đường vào bột theo chiều dọc hoặc chéo tùy thích.

Khía bột tạo hình dáng cho bánh
Bước 11: Làm nóng lò trước khi nướng bánh (khoảng 200 độ C trong 10 phút)
Sau đó xịt nước vào bánh để khi nướng được mỏng vỏ và không bị nứt. Nướng bánh ở nhiệt độ 170 độ C tronh 10 phút đầu. Bỏ bánh ra xịt tiếp nước và nướng tiếp ở nhiệt độ 150 độ C trong 10 – 12 phút nữa (vỏ bánh vàng đều là được)

Nướng bánh mì dễ dàng bằng lò nướng cỡ nhỏ của gia đình

Ổ bánh mì ra lò hoàn chỉnh
Lấy bánh ra để nguội và thưởng thức.
Như vậy là chúng ta đã biết bánh mì được làm từ gì và cách làm bánh mì như nào rồi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món bánh mì nhé!
>>> Tham khảo ngay xe bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ hàng chính hãng, giá rẻ bao toàn miền Bắc của Quang Huy nếu bạn có ý định kinh doanh bánh mì nhé!
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Các tin khác
- Lợi ích nhận được từ việc sử dụng bếp chiên 15L
- Tủ cơm công nghiệp bán chạy nhất 2022 tại Quang Huy
- Nồi nấu phở 2 ngăn cấu tạo và địa chỉ mua nồi giá rẻ chất lượng
- Bảng giá sản phẩm linh phụ kiện tại Quang Huy
- Cách nhận biết tủ cơm công nghiệp chính hãng - mẫu tủ nấu cơm công nghiệp bán chạy nhất hiện nay
- Tủ nấu cơm công nghiệp 4 khay dùng điện giá rẻ, đa dạng chế biến, tăng thu nhập phù hợp với tất cả nhu cầu sử dụng
- Nồi nấu phở điện 50l Quang Huy giá rẻ, chế biến đa năng thực phẩm cánh tay đắc lực giúp quán luôn đông khách
- Những tiêu chí không thể bỏ qua khi chọn mua máy làm lông gà vịt tốt nhất hiện nay