>>> Tham khảo ngay Quang Huy chuyên cung cấp tủ nấu cơm giá rẻ cạnh tranh, chất lượng nhất trên thị trường.
Bí kíp chọn gạo siêu chuẩn để có được nồi cơm thơm ngon
Để sở hữu nồi cơm ngon, trước tiên bạn phải mua được gạo sạch, gạo mới. Gạo mới là gạo được thu hoạch từ vụ lúa gần nhất. Ưu điểm của gạo mới đó là để được thời gian dài, có vị ngọt, khi vo không bị nát, cơm nấu có màu trắng tinh, mùi thơm.
Bạn nên lựa chọn gạo có màu trắng, còn dính bột cám, không trắng tinh vì gạo đó đã qua tẩy trắng để có thể bảo quản lâu hơn. Gạo tẩy trắng có giá rẻ, hàm lượng dinh dưỡng ít, khi ăn sẽ không cảm nhận được vị ngọt bùi của cơm, ăn nhiều chỉ thấy no bụng.
Hạt gạo: Kích thước hạt gạo to tròn, mẩy, đều nhau. Không chọn gạo có màu xám, hay gạo vụn, bị gãy.
Thử gạo trước khi mua: Nếu bạn cho hạt gạo vào miệng cắn thử, cảm thấy vị thơm nhẹ, không có mùi hôi hay ẩm mốc, vị hơi ngọt, bở thì đây là gạo ngon.
Bước 1: Đong gạo
Bạn hãy đong số gạo vừa đủ mà gia đình bạn ăn. Các nồi cơm điện thường có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác lượng gạo mà gia đình bạn ăn, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương với khoảng 2 bát cơm, nếu không có bạn có thể tìm hay sử dụng bát con để đong gạo, 1 bát con gạo được khoảng 3 bát cơm nhé.
Đong gạo
Bước 2: Vo gạo
Việc vo gạo cũng rất quan trọng mà các bạn cần lưu ý, khi vo gạo các bạn cần cho gạo vào giá xả nước rồi dùng tay vo đều để sạch bụi bẩn, sạn hay trấu bám trên hạt gạo (nhớ là nhẹ tay thôi nhé không nên chà mạnh vì sẽ làm giảm lượng vitamin và khoáng chất bên ngoài hạt gạo).
À có một số gạo mà nhà sản xuất lưu ý là không cần vo vì trong thành phần gạo có thêm một số khoáng chất vo gạo sẽ làm mất đi những chất này thì các bạn có thể bỏ qua bước vo gạo nhé.
Vo gạo
Bước 3: Ngâm gạo
Nếu có thời gian bạn hãy ngâm gạo khoảng 30' nhé. Việc này sẽ giúp gạo nở đều, cơm nấu xong sẽ ngon hơn, chín đều, không bị nát.
Ngâm gạo
Bước 4: Đong nước
Lượng nước cho vào gạo sẽ phụ thuộc vào loại gạo và sở thích của gia đình bạn là cơm khô hay dẻo. Lượng nước cơ bản để nấu cơm thường bằng số cốc (bát) gạo cộng thêm nửa cốc (bát) nữa. Giả sửa bạn nấu 1 cốc (bát) gạo thì sẽ cho 1,5 cốc (bát) nước.
Công thức đong nước siêu chuẩn:
Gạo trắng Khang dân, Gạo điện biên: 1,75 cốc nước – 1 cốc gạo
Gạo tám, gạo tẻ thơm: 1,25 cốc nước- 1 cốc gạo.
Gạo lứt: 2,25 cốc nước- 1 cốc gạo.
Gạo Nhật, gạo Đức: 1,25 cốc nước, 1 cốc gạo.
Đong nước nấu cơm
Sau khi đổ gạo và nước vào nồi, bạn nên bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu nấu. Đó là một trong những cách mà người Nhật áp dụng để nấu cơm thơm và dẻo (giải thích một cách khoa học, đá sẽ trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo giúp làm tăng độ dẻo của gạo; bỏ đá vào gạo sẽ ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều).
Cho đá vào trước khi nấu cơm giúp cơm ngon hơn
Bước 5: Nấu cơm
Trước khi nấu cơm bạn có thể nhỏ vài giọt dầu mè, bơ, dầu oliu hoặc 1 chút muối vào nước rồi mới bấm nút nấu cũng sẽ giúp hạt cơm mềm, dẻo hạn chế việc dính cơm ở đáy nồi và vị cơm đậm đà hơn.
Giờ chỉ việc đậy nồi cơm lại, cắm điện và bật nút đợi cơm chín.
Nhớ bật nút nhé
Bước 6: Ủ cơm
Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn mở nắp xới đều cho tơi cơm, để hơi nước thoát ra khoảng 1 phút rồi lại đậy nắp lại, để thêm 10 nữa mới rút điện rồi để thêm khoảng 5 phú nữa thì mới lấy cơm ra, việc này giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân và đáy nồi.
Như vậy là bạn đã có một nồi cơm thơm ngon, mền dẻo rồi.
Thành phẩm này
Chúc các bạn thành công